Trang chủ | 4C Thành Đoàn | Liên đội CĐ 6 | Liên đội 303 BG | Thông tin chung
       Giới thiệu  
       Thông tin  
       Lịch sử đơn vị  
       Tư liệu phong trào  
       Văn hóa - Nghệ thuật  
       Liên lạc - Góp ý  

ĐỐI MẶT - Tập 12 : Giang hồ hỗn chiến.

Trường, sau khi thoát chết ở Xuân Lộc thì bị bộ đội bắt làm tù binh, mãi đến giữa năm 1976 mới được trả lại tự do, về lại Sài Gòn không còn ai thân thích cả; Phải lang thang kiếm sống bằng nghề bốc xếp, để bảo vệ bè bạn, phải đụng độ với đám giang hồ xã hội đen của đại ca Sắc Bườm Đen. Sau đó Trường cùng bạn mình đã tham gia Thanh niên xung phong.

Tập 12 : Giang hồ hỗn chiến

Trường, sau khi thoát chết ở Xuân Lộc bị bắt làm tù binh, do tính khí lúc điên lúc tỉnh và bị đánh giá là ý thức học tập cải tạo kém, nên mãi đến giữa năm 1976 mới được trả lại tự do, về lại Sài Gòn với những miễn pháo vẫn còn nằm trong đầu, khi tỉnh khi điên với lại lúc này không còn ai thân thích cả. Ba Mẹ không biết ở đâu, Bà nội đã mất lúc Tết Mậu Thân rồi, người bà con xa mà Trường thường ghé mỗi lúc đi phép về Sài Gòn là Bác sỹ Trí thì nay cũng đã bị đi học tập chưa về.

Không biết mình phải về đâu, sống ra sao đành tìm một chỗ trú thân dưới chân cầu Nhị Thiên Đường gần khu nhà củ. Hàng ngày ra chợ Xóm củi kiếm sống, ai nhờ làm gì thì làm nấy, khi thì bốc xếp hàng hóa từ dưới bến ghe lên chợ, lúc thì đẩy xe ba gác cho các bạn hàng, lúc thì phụ việc này việc nọ.
Nhờ được tính siêng năng và có chút ít hiểu biết tiếng Anh nên đôi lúc tỉnh táo anh được nhiều người nhờ dạy kèm thêm tiếng Anh cho con em họ. Nhưng những lúc trái gió trở trời vết thương trên đầu hành hạ làm cho anh đau đớn, lắm lúc điên loạn hung hăng làm cho những người chung quanh e dè, nghi ngại.

Trong những lúc bất ổn Trường vẫn còn may mắn khi được một người bạn trong tổ bốc xếp là Thanh Đô chăm sóc.
Thanh Đô mồ côi cha mẹ từ nhỏ, kém Trường vài tuổi và ngày xưa được Bà Nội của Trường cưu mang giúp đỡ. Sau giải phóng Thanh được Ban quản lý chợ tin tưởng và giao làm tổ trưởng bốc xếp ở đây, khi nhận ra người quen củ nên Thanh đã đưa Trường về cùng làm để cùng nhau kiếm sống qua ngày. Trường không muốn dùng lại tên củ nên ở chợ Xóm Củi lúc này người ta chỉ biết đến tên Thiệu Khùng mà thôi.

Đối nghịch với nhóm anh em bốc xếp, đang lao động kham khổ kiếm sống bằng những giọt mờ hôi của mình hàng ngày bỏ ra để đổi lấy chén cơm bát gạo, Sắc “Bườm Đen” là thủ lĩnh một đám anh chị chuyên sống bằng việc bảo kê cho các đám trộm cắp giựt dọc trong khu vực này, nhiều lần bảo vệ hàng hóa của ngưởi dân mà anh em trong nhóm của bốc xếp của Thanh phải đụng độ với đàn em của Sắc.

Sắc là một tay anh chị có số má ngày xưa tại khu Cầu Xóm Chỉ, vào tù ra khám như đi chợ lại thêm một lực lượng đàn em đông đảo ở khu quận 8, vai phải có xâm hình một đầu lâu, xương chéo trên cánh bườm đen lớn nên được giới giang hồ gọi tên Sắc Bườm Đen.

Sau nhiều lần bị bắt, Sắt đã trở nên tinh ranh hơn, chọn cách làm mới là tổ chức cho các nhóm đàn em, theo từng công việc mỗi ngày tỏa ra các nơi đi kiếm ăn, mỗi nhóm có 3 đứa chuyên làm nghề hai ngón (móc túi), quái xế (ăn cắp xe), hay nhập nha(trộm nhà).

Sắc làm người điều hành phân công việc và thu phí bảo kê hàng ngày, khi đèn em đụng chuyện thì cử người tiếp ứng hay lo liệu thăm nuôi khi chúng bị bắt.
Sắc chỉ ra mặt giải quyết khi phải đụng độ với các băng nhóm anh chị ở nơi khác đến hoặc các việc lớn hơn mà đàn em không làm được.

Biết tổ bốc xếp của Thanh Đô nhiều lúc cũng gây bất lợi cho bọn đàn em mình, nhưng Sắc vẫn còn một sự e ngại Thiệu Khùng, mỗi khi nỗi máu khùng lên thì hắn chẳng còn biết sợ ai, cái gì cũng dám làm hết.

Trước đây mấy tháng, có một tay anh chị thuộc loại dữ dằng khu Khánh Hội mà Sắc cũng phải kiên dè, khi đang bốc (cướp) hàng khu chợ này đã bị Thiệu khùng dùng súng le bắn gãy chân, đàn em tiếp ứng cho đại ca cũng bị bắn thủng ruột hai thằng phải rút chạy về quận Tư, Sắc căn dăn bọn đàn em khi làm ăn phải tránh va chạm trực tiếp với Thanh Đô và Thiệu Khùng.

Sáng sớm hôm nay như thường lệ, Thanh nhận việc rồi phân ra giao lại cho các tổ làm, hai tổ 1 và 2 thì ra bến ghe bốc toàn bộ lô cam quít trên các các ghe bầu từ Miền Tây lên đây, giao cho các vựa trái cây.

Một tổ khác thì lo bốc toàn bộ số cá Tra, cá Phi, cà Mè Hoa từ các xe ba gác chở đến chợ, giúp các vựa cá phân ra cân từng cần xé để tiếp tục giao cho các mối lẻ về các chợ nhỏ khác. Thiệu làm trong nhóm này, anh bắt cặp với một người bạn mỗi người một bên lấy từng cần xé cá xuống và móc vào cái cân xách loại lớn móc treo trên một cây đòn tay gác trên vai hai người; 84 kg , rồi xuống; 82 kg xong, từng cần xé cá cân xong được giao đi ngay.

Loáng thoáng mà đã xong, các xe ba gác lại chở tiếp các đi các nơi khác, chủ vựa để lại năm con cá Mè Hoa to để bồi dưỡng thêm cho anh ngoài tiền công bốc xếp, hôm nay họ giải tỏa hàng rất nhanh .

Xong sớm, nên Thiệu rủ anh em qua phụ bốc hàng ở tổ 1 và 2 vì thấy phìa bên họ còn tồn đọng một lượng hàng rất nhiều.
Trong lúc các tổ đang làm việc Thanh đi một vòng quanh các sạp hàng tạp hóa thấy có ba bóng người đang rình mò thấp thoán nơi đây.

Trời lúc này vẫn còn sớm, mặt trời chưa ló dạng chỉ thấy có một vần sáng nhỏ nơi bầu trời hướng Đông, thỉnh thoảng một vài người thức sớm dậy tập thể dục hay vài chiếc xe lam nổ máy chở khách chạy qua bên kia Cầu Chà Và về Bến xe Chợ Lớn Mới.
Kinh nghiệm sống ở đây mấy năm qua cho Thanh nhận định đây là bọn trộm cắp đang chuẩn bị đột nhập vào các cửa hàng ở chợ này.

Rét… Rét.. Rét tiếng còi vang lên inh ỏi làm bọn chúng giật bắn cả người, quay nhìn lại chỉ thấy có một mình Thanh nên chúng vung mã tấu tấn công hòng bịt miệng kẻ phá bỉnh.

May nhờ biết chút ít võ nghệ cộng thêm thân hình to cao khỏe mạnh, với cây tầm vông trong tay Thanh vừa đánh trả vừa hô hoán để anh em trong các tổ đến tiếp ứng, khi thấy nhiều người chạy đến bọn chúng ngừng đánh quay lại chạy thoát ra hướng bến Bình Đông, các anh em của Thanh vẫn rượt đuổi theo, chạy được một đoạn đến gần khu Cầu Xóm Chỉ thì họ ngừng lại. Thanh nói: “Khu này là sào huyệt của bọn giang hồ chúng ta không nên mạo hiểm vào, thôi rút về”.

Thiệu khùng hỏi Thanh : "Mày thấy tụi nó vậy có đoán ra bọn nào không ?"

Thanh trả lời : "Làm ăn táo tợn trong khu vực này, ngoài bọn đàn em của Sắc Bườm Đen ra thì chẳng còn ai khác".

Thiệu : "Tao cũng không muốn mày mua thù chuốc oán với mấy tụi giang hồ này".

Thanh : "Anh nghĩ coi, ở cái chợ này bà con đã giúp anh em mình có tiền lo cho gia đình, có việc gì làm họ đều tin và giao hết cho mình, khi họ có chuyện bị bọn trôm cắp bá đạo tung hoành, thì anh anh mình có khoanh tay đứng nhìn được không ?"

Thiệu : "Tao biết mày là thằng có nghĩa khí biết thương bà con tiểu thương và anh em trong đội bốc xếp ở cái chợ này, nhưng mày hết sức phải đề phòng, trước sau gì bọn chúng cũng trở lại để trả thù, lúc ban ngày hay có nhiều anh em ở đây thì chưa sao, nhưng khi đêm hôm đi lại một mình thì phải cảnh giác nghe".

Quả như sự cảnh báo của Thiệu, chiều hôm đó chúng kéo theo một bọn khoản chục đứa trà trộn vào dòng người ra vào chợ áp sát Thanh, hung khí giấu trong người, bất thình thình nhảy vào chém liên tiếp vào người Thanh.
Do bị tấn công bất ngờ từ phía sau không kịp chống đở, trúng phải hai nhát mả tấu vào lưng làm Thanh Ngã quỵ xuống, các anh em tổ bốc xếp gần đó thấy vậy chụp ghế và đòn khiên nhảy vào ứng cứu, hai tên trong số bọn chúng bị đòn khiên quét ngan trúng chân nên buôn dao ngã xuống liền bị bắt trói, những tên còn lại vừa chống đở vừa lùi dần ra khỏi chợ tẩu thoát.

Thiệu hay tin vội chạy lại, thấy bạn bị thương, anh xé vội một miếng vãi sạch băng ép vào lưng để cầm máu cho Thanh, sau đó chạy ra ngoài chợ mượn một chiếc xích lô chở Thanh qua bên Bệnh Viện An Bình để cấp cứu.

Khi Công an quận và phường đến thì tình hình ở đây đã ổn định, họ lập biên bản và lấy khẩu cung những người chứng kiến trận hổn chiến, đưa hai tên côn đồ về công an quận điều tra thêm.
Qua lời khai báo của hai tên bị bắt thì chúng là đàn em của Sắc Bườm Đen, hôm nay bọn chúng tấn công Thanh là muốn chém dằn mặt vì đã dám xía vào công việc làm ăn của bọn chúng.

Tại phòng cấp cứu Bệnh viện An Bình, Thanh được kiểm tra sau đó được đưa ngay vào phòng phẩu thuật để chăm sóc.
Nhìn từ phía sau Thiệu thấy dáng người Bác sỹ trực phẩu thuật hôm nay trông rất quên, chạy lại gần thì ra là Bác Sỹ Trí, gặp nhau ở đây sau mấy năm bặt tin, làm Trường ngỡ ngàn chưa biết nói gì thì nghe Bác sỹ Trí bảo :
"Anh phải giải quyết gấp ca này, chú chờ bên ngoài khi nào xong anh em mỉnh nói chuyện nhiều".

Khi băng ca đẩy Thanh vào phòng mỗ thì hai cánh cửa cũng vội đóng sập lại.

Một tiếng sau Bác sỹ Trí bước ra khỏi phòng phẩu thuật, Thiệu đứng đây khỏi hàng ghế chờ, chạy đến hỏi:
"Anh Trí, bạn em nó có sao không anh ?"

Bác sỹ Trí : "Vết thương chỉ nằm ở phần mềm, anh đã khâu lại và cho thuốc an thần để cậu ấy nghỉ ngơi, vài bữa sẽ khỏe lại thôi.
Còn cậu sau giải phóng biệt tăm biệt tích không biết sống chết ra sao.
Tôi chỉ biết tin là đơn vị cậu bị tan hàng trong trận Xuân Lộc nên nghĩ cậu có thể đã chết, chứ nếu còn sống thì đã tìm tôi rồi.
Cậu chờ tôi ở đây, tôi vào thay đồ đạc rồi anh em mình xuống kia tìm cái gì đó ăn tối và làm vài ve. Tôi cũng đã hết giờ ca trực rồi đang đói bụng lắm đây".

Hai anh em kéo qua quán Mì Phước Kiến phía đối diện Bệnh viện, Thiệu nhờ một anh bạn trong nhóm bốc xếp trực chăm sóc cho Thanh ở phòng hồi sức.
Ở đây tuy chỉ là một quán ăn giá bình dân bán cho thân nhân người bệnh, nhưng có Mì Phước Kiến rất ngon và nổi tiếng ở khu vực Chợ Lớn.

Vừa ăn Thiệu vừa kể lại mọi chuyện cho bác sỹ Trí nghe :
"Khi ra trại em có đi tìm anh, nhưng đến chổ nhà củ thì thấy người khác ở đó, hỏi thì họ nói là mới được nhà nước phân nhà ở đây, không biết gì về chủ củ cả.
Qua hỏi thăm các nhà hàng xóm mới biết anh thì đã đi học tập cải tạo theo diện sỹ quan chế độ củ, gia đình còn lại của anh đã ra nước ngoài lúc quân giải phóng vào Sài Gòn, nhà anh bị nhà nước quản lý và phân cho cán bộ vào ở. Sau đó em trở về quận 8 sống cùng với bạn bè ở đây".

Bác Sỹ Trí : "À có một tin quan trọng cho em nè, mấy tháng trước có một ông sỹ quan bộ đội trạc khoản ngoài 50 tuổi, có tìm gặp anh để hỏi về tin tức Bà Nội của em. Anh nói Bà đã mất từ năm 1968, còn em thì bị đi lính vào Biệt động quân và biệt tăm từ trận đánh Xuân Lộc trước ngày Sài Gòn giải phóng. Ổng nói tên là Hai Quang là ba ruột của em, ông nhờ anh lục xem có tấm ảnh nào của em không cho ổng xin một tấm.
Sau ngày giải phóng Chú Hai Quang có về quê Cần Giuộc để tìm bà cháu em, nhưng không ai còn biết tin tức gì sau khi bà em mất, sau đó ông trở lên khu nhà em bên quận 8 để tiếp tục tìm. Nhưng mọi người nói em đã bán nhà và bỏ đi lính mất biệt, qua mấy người hàng xóm biết địa chỉ nhà anh, ông liền tìm đến. Nhưng cũng vừa sáng sớm hôm đó, anh đã giao nhà cho Phường quản lý và lên đường đi học tập cải tạo nên không gặp được.

Trong thời gian đi học cải tạo, anh được tăng cường qua chăm sóc sức khỏe cho các đơn vị Thanh niên xung phong một thời gian, Sở Y tế thành phố mới điều anh về làm ở bệnh viện này từ đầu tháng nay.
Biết anh trở lại Sài Gòn nên Chú Hai Quang lại tiếp tục liên hệ gặp anh để tìm em, nhưng anh cũng không biết em ở đâu và sống chết ra sao".

Thiệu nghe như sét đánh ngan tai vì từ trước đến giờ anh chỉ biết Ba Mẹ mình qua chuyện kể của Bà Nội, bây giờ tự dưng lại xuất hiện đi tìm mình. Thiệu hỏi : "Anh có hỏi Ba em ở đơn vị nào và đang đóng quân ở đâu không ?"

Bác sỹ Trí : "À hình như là E 141, F7".

Thiệu hỏi lại : " E 141, F7 tức là ở Trung đoàn 141, Sư đoàn 7 phải không ?"

Bác sỹ Trí : "Ừ hình như chú có nói vậy, chú còn cho biết tiếp là hiện nay bọn Pol Pot đang đánh phá vùng biên giới Tây Nam dữ quá nên đơn vị của chú Hai được điều lên trấn giữ ở đó" .

Thiệu nói xen vào: " Khi bị thương ở Xuân Lộc em được một Sỹ quan của Trung đoàn này cho người cứu chữa nhờ vậy mới thoát chết, không biết có phải người đó là Ba em hay không ? Nhiều năm nay rồi hình ảnh người sỹ quan bộ đội ngày ấy vẫn không thể nào xóa nhòa trong đầu em".

Bác sỹ Trí : "Không lẽ đâu, làm sao có sự trùng hợp như trong chuyện tiểu thuyết vậy. Có thể là em đã cảm kích người cứu sống mình nên nhớ ơn lâu như vậy mà".

Mấy ngày sau, theo yêu cầu của Công An quận 8, Thiệu đã tham dự cùng tổ trinh sát hình sự đột nhập vào sào huyệt của Sắc Bườm Đen ở khu Cầu Xóm Chỉ, nhờ nắm rỏ địa hình và quy luật hoạt động của bọn chúng, nên chỉ trong một buổi chiều tối Thiệu đã giúp anh em trinh sát có được các thông tin cần thiết.

Khi các lực lượng Công An ập vào thì mọi chứng cớ phạm pháp còn nguyên vẹn, phải bỏ của chạy lấy người qua Cầu Xóm Chỉ về phía quận 5, phía đầu cầu bên kia bị một toán dân phòng chốt chặn, không thể qua được nên Sắc nhảy lao xuống dòng kinh đen bên dưới tẩu thoát.
Thiệu liền lao theo ngay, hai bên quần thảo nhau dự dội dưới dòng nước đen hôi hám.
Lúc sau, các Ca nô của cảnh sát đường sông cũng vừa chạy đến, dùng lưới chài quăng ra nên bắt được Sắc

Một thời gian sau sức khỏe Thanh đã được hồi phục. Lúc này Ủy ban Phường cũng đang phát động phong trào Thanh niên xung phong. Mặc dù có được việc làm tạm trong đội bốc xếp, nhưng lại không thể ổn định lâu dài được, vì anh từ nơi khác đến đây sinh sống nên không có hộ khẩu thường trú, không bà con thân thích, không có nghề nghiệp chuyên môn, chỉ sống nhờ sức lực hiện tại, nhưng khi đau yếu bệnh hoạn, khi không còn sức khỏe thì sao, ai lo cho mình và tương lai ra sao ?
Thiệu cũng vậy sau khi biết tin tức về Ba mình, đã lên đường đi tìm, nhưng vẫn không gặp được ông vì đơn vị của Ba đang phải quần thảo với quân Khmer Đỏ vùng biên giới, các nơi này là vùng chiến sự nên thường dân không đến được.

Hai người bạn thân quyết định cùng các bạn khác trong đội bốc xếp rủ nhau đăng ký gia nhập Thanh niên xung phong. Còn tiếp.

FB Duy Linh

 


Ảnh do tác giả cung cấp. Những việc liên quan bản quyền, xin liên hệ FB Trương Duy Linh.



CÁC TIN TỨC KHÁC :
ĐIỀU KHÁC BIỆT Ở LIÊN ĐỘI 312 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-11-05)
KỂ CHUYỆN VỀ LIÊN ĐỘI 311 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-10-30)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 309 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-29)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 308 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-28)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 307– Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-25)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 306 - Nguyễn Văn Nghĩa (2023-09-22)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 304 – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-20)
ĐIỀU ĐẠC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 303 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa & TRUNG TRÍ. (2023-09-19)
ĐIỀU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 302 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-18)
ĐIỂU KHÁC BIỆT CỦA LIÊN ĐỘI 301 THUỘC TỔNG ĐỘI 3 BIÊN GIỚI – Nguyễn Văn Nghĩa. (2023-09-17)

web counter
web counter
  Bản quyền thuộc Câu lạc bộ Cựu TNXP TP.HCM
  Địa chỉ: 760 lầu 2, Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, TP.HCM

Phát triển web:    Đông Nam Á